Trong thế giới của những người đam mê bộ môn gà chọi không thể không nhắc tới danh xưng Huỳnh Hiệp. Anh được biết là tay chơi gà “khét tiếng” huấn luyện gà chiến nào cũng trở thành “chiến binh” xuất sắc, mỗi khi ra trận là “bách chiến bách thắng”.
Giới thiệu đôi nét về sư kê Huỳnh Hiệp
Gặp anh vào một ngày nắng gắt ở trang trại, trời nóng như đổ lửa nhưng anh Huỳnh Hiệp vẫn miệt mài huấn luyện đàn gà chọi. Mồ hôi rơi lã chã trên khuôn mặt của anh cũng đủ cảm nhận độ vất vả của công việc nuôi và huấn luyện gà chiến. Để có được thành công như ngày hôm nay, anh đã trải qua nhiều đắng cay, những lời nói đàm tiếu từ những người xung quanh, nhưng cuối cùng mọi sự nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng.
Hiện giờ, anh đang sở hữu dàn chiến kê ưng ý, có lối chiến đấu ngoạn mục, xuất thần. Ngay từ lần đầu chạm mặt, nhiều anh em trong giới đã “ngỏ lời” muốn mua chiến kê, nhưng không phải chiến binh nào Huỳnh Hiệp của giao dịch, có khi giá trị lên tới vài chục triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu mà anh vẫn lắc đầu từ chối bán. Từ khi gầy dựng sự nghiệp, dàn chiến binh của anh đã có mặt khắp các trận đấu lớn, nhỏ khác nhau, liên tục nhận nhiều giải thưởng làm rạng danh sư kê Huỳnh Hiệp.
Độ giàu có, khối tài sản sư kê đang sở hữu là bao nhiêu?
Lục tìm trên các kênh đại chúng dường như chẳng có một thông tin nào liên quan tới tài sản sư kê Huỳnh Hiệp đang sở hữu là bao nhiêu. Tuy nhiên, tới tận mắt trang trại, chứng kiến quy mô, rồi đem chiến kê đi thi đấu giành giải thưởng liên tục… cũng đủ cảm nhận độ giàu có của anh. Mặc dù, khối tài sản của sư kê đang sở hữu ước tính con số hàng tỷ, nhưng lại có đời tư kín, chứng tỏ anh rất khiêm tốn, không thích khoe mẽ trên mạng xã hội.
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho gà chiến để sinh trưởng và phát triển tốt
Công việc nuôi gà chọi chẳng khác gì nuôi một đứa trẻ nên người, đòi hỏi rất nhiều công sức, kiến thức… Và để có được một thể trạng tốt, chế độ dinh dưỡng cho gà chọi cần được quan tâm sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Nhìn chung, thức ăn chủ đạo cho gà chiến là thóc, nên ngâm khoảng 8-10 tiếng đồng hồ để nảy mầm, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Song hành với đó, cho gà ăn rau xanh để giải nhiệt thân thể.
Kích thích sự hưng phấn, tăng độ sung mãn, trong chế độ dinh dưỡng của gà không thể thiếu chất tanh, mồi tươi như dế, thịt heo, thịt bò… Sư kê Huỳnh Hiệp khuyên, tuyệt đối không nên cho chiến binh ăn thịt ếch, nhái… thực phẩm này giàu đạm, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến kê tăng trọng lượng cơ thể, từ đó bất lợi cho việc tập luyện và giao chiến.
Chia sẻ cách huấn luyện gà đá giai đoạn nuôi thúc chuẩn bị ra trận đấu
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì bài tập huấn luyện cho gà cần được chú trọng và quan tâm. Không phải ngày 1, ngày 2 mà sư kê “đúc” thành công chiến binh xuất sắc, ra trận là chiến thắng, đòi hỏi cả một quãng thời gian tập huấn. Tuy nhiên, ở giai đoạn nuôi thúc, để chiến kê chuẩn bị ra sàn thi đấu thì Huỳnh Hiệp chia sẻ rằng, nên có chế độ riêng, khoảng trước 10 ngày giao chiến cho gà quen dần và thích nghi.
3-4 giờ sáng, sư kê dậy cho gà uống một lượng nước vừa phải, theo quy định. Đây là cách giúp gà tăng sức bền, trong quá trình giao chiến không bị hốc nước.
Kế tiếp, 5 giờ sáng, cho gà tắm sương sớm. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phơi khăn ngoài trời đêm, vắt lấy 2-3 giọt sương cho gà uống. Dùng khăn sương lau khắp thân hình gà chiến, có thể vẩy thêm lên ít rượu trắng để hệ tuần hoàn máu gà được lưu thông.
Vào 5 giờ chiều, mang gà ra tắm nắng chiều, trước khi thực hiện công đoạn này sư kê Huỳnh Hiệp vẩy thêm 1 ít rượu lên thân thể chiến kê.
Nhìn nhận, dường như tới ngày thi đấu, sư kê thức cùng chiến kê, để huấn luyện bài bản và chỉnh chu nhất trước ra trận. Chắc chắn mọi điều ở trên mà sư kê Huỳnh Hiệp chia sẻ giúp bạn sớm sở hữu chiến kê bất bại, sung mãn và hiếu chiến.
Chăm sóc gà sau khi thi đấu
Sau khi thi đấu, cho dù thắng thua thế nào, trên thân thể gà chiến cũng có vết bầm, tụ máu. Nhiệm vụ của sư kê theo Huỳnh Hiệp chia sẻ là dùng khăn sạch lau khắp mình gà. Những điểm tụ máu trên thân gà thì chườm khăn nóng, tiến hành mát xa nhẹ nhàng để nhanh tan vết bầm. Sư kê đừng quên làm sạch cổ họng của chiến kê, lấy sạch đờm ra ngoài, rồi cho ăn cơm nóng để ổn định hệ tiêu hóa.
Gà chiến sau khi giao chiến xong mất sức, mất năng lượng nên nhốt chuồng riêng để nghỉ ngơi hoàn toàn, lấy lại sức. Trong quá trình đó, sư kê cần theo dõi, quan sát thể trạng của chiến binh, để có cách xử lý cho đúng cách.
Tuyệt đối không cho gà chiến tập luyện ở thời điểm này, mất sức hoặc tử trận. Khi gà đá dần dần lấy lại sức, thì anh em mới bắt đầu luyện tập cho chiến binh từ bài tập đơn giản, tần suất nhẹ cho tới bài tập nâng cao, tần suất phức tạp.
Tới đây, bạn cũng đã có nhiều thông tin về sư kê Huỳnh Hiệp. Đá gà SV388 hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm nuôi, huấn luyện gà chiến trở thành chiến binh xuất sắc, đã ra trận là giành chiến thắng, đem vinh hiển và niềm tự hào về cho sư kê. Chúc bạn vượt qua mọi giai đoạn khó khăn để sớm sở hữu “chiến thần” ưng ý.