Gà đá bị khò khè: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Gà đá bị khò khè nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị làm cho vật nuôi bị suy yếu, lâu ngày bệnh phát tán mạnh và dẫn tới tử vong là chuyện thường tình. Hiểu được điều đó, đá gà SV388 chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết cũng như các cách trị gà bị khò khè khó thở, đem lại hiệu quả cao. 

Nguyên nhân gà đá bị khò khè 

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium phát triển. Cộng với việc gà chưa được tiêm phòng, bị nhiễm khuẩn dẫn tới hệ hô hấp ảnh hưởng, chiến binh bị khò khè. 

Khi gà đá mắc bệnh khò khè sẽ lây sang các con khỏe bằng con đường dùng chung dụng cụ chăn nuôi. Hoặc gà mẹ bị nhiễm bệnh truyền qua trứng, làm cho gà con bị khò khè… Ở một số trường hợp, gà bị khò khè đã hết bệnh nhưng cơ thể vẫn còn mang ấu trùng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn Galliseptium bùng phát và sinh sôi. 

Gà đá sau khi thi đấu về không được làm sạch cổ họng, các vết thương không được xử lý cũng làm cho hệ hô hấp khò khè, khó thở. Thêm vào đó, gà đá bị khò khè được nuôi trong môi trường chật chội, ẩm thấp cũng là nguyên nhân làm chiến binh bị mệt mỏi, ủ rũ và khó thở. 

 

Gà đá bị khò khè
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho gà đá bị khò khè, khó thở

Một số dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè, chủ chăn nuôi tham khảo

Trong quá trình nuôi gà, bà con cần quan sát, theo dõi thể trạng của vật nuôi có khỏe hay không. Khi gà có triệu chứng khò khè, không chỉ có sự khác biệt về tiếng hơi thở mà còn có các biểu hiện khác đi kèm. Đó là:

  • Gà đá bị khò khè không còn hoạt bát mà thay vào đó mệt mỏi, ủ rũ và ngồi im. Mũi gà bị khò khè, đường hô hấp bị khó thở, lượng oxy cung cấp cho cơ thể cũng bị hạn chế. 
  • Thêm vào đó, gà có thể biếng ăn, bỏ ăn, kèm theo tiếng thở khò khè. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận diện gà đang mắc bệnh. 
  • Lông gà bị rụng hoặc bị trụi sau một thời gian dài gà mắc tình trạng khò khè. Chưa dừng lại ở đó, phân gà có dấu hiệu bất thường, chuyển sang dạng lỏng, có màu xanh kèm với máu. 
Mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn… là các dấu hiệu khi gà đá bị khò khè 
Mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn… là các dấu hiệu khi gà đá bị khò khè

Một số cách chữa gà bị khò khè hiệu quả, giúp chiến binh khỏe mạnh 

Theo kinh nghiệm, nếu phát hiện gà đá bị khò khè có các triệu chứng được liệt kê ở trên, chủ kê cần lên phương án điều trị sao cho hợp lý, đó là dùng các loại thuốc kháng sinh. 

DOGEN-PHARM trị khò khè ở gà đá hiệu quả 

Một trong các cách trị gà đá bị khò khè là dùng thuốc DOGEN-PHARM. Thành phần thuốc có chứa Doxycyclin Hyclat 10g, Gentamicin Sulfat 5g có công dụng đặc trị các loại vi khuẩn gây hại cho hệ hô hấp gà đá. Trước khi cho gà đá sử dụng thuốc, cần đọc kỹ thông tin được ghi trên bao bì, để phát huy tối đa công dụng.

DOGEN-PHARM là cách trị gà đá khò khè hiệu quả đem lại công dụng cao
DOGEN-PHARM là cách trị gà đá khò khè hiệu quả đem lại công dụng cao

Cefa XL.Gold chữa bệnh khò khè ở gà đá hiệu quả 

Nhiều sư kê đã sử dụng thuốc Cefa XL.Gold để điều trị hệ hô hấp, khó thở và khò khè ở gà đá. Thành phần của thuốc gà đá bị khò khè có chứa Ceftiofur HCl 5.000 mg, tá dược đặc biệt cao đạm 100 ml. Loại 

thuốc này được sử dụng dưới dạng tiêm ở dưới da của gà, tương đương 1ml với 6-8 kg thể trọng. Thuốc Cefa XL.Gold chuyên trị gà đá bị khò khè được bán ở các cửa hàng thuốc thú y, nên dễ tìm mua. 

Thuốc Gà Khò của công ty Gấu Vàng giúp chiến kê nhanh khỏi bệnh 

Oxytetracycline, Dexamethasone, tá dược đặc biệt… là các thành phần kháng sinh đặc trị của thuốc Gà Khò thuộc công ty Gấu Vàng. Khi sư kê dùng thuốc kháng sinh trị gà đá bị khò khè rất hiệu quả, các triệu chứng chấm dứt. 

Anh em đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên bao bì, cần tiêm sâu vào bắp thịt, và thực hiện liên tục suốt 3-4 ngày. Ở các cửa hàng thú ý uy tín chuyên bán thuốc gà đá chất lượng, sư kê có thể ghé tới và mua. 

B52/AMPI-COL cho gà đá uống, dễ sử dụng và hiệu quả cao

B52/AMPI-COL được nhiều sư kê sử dụng cho gà đá uống, trị khò khè rất hiệu quả. Với thành phần Colistin Sulphate 50.000.000 IU, Ampicilin Tryhdrat 10 g,  tá dược vừa đủ 100 g, bạn tiến hành pha nước cho gà uống theo tỷ lệ 1g thuốc với 1 lít nước, đồng nghĩa 1g cho 6-8kg thể trọng mỗi ngày. 

Khi mua thuốc gà đá bị khò khè ghé cửa hàng thuốc thú y uy tín. Nên bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

B52/AMPI-COL pha với nước theo tỷ lệ nhất định rồi cho gà đá uống, triệu chứng khò khè sẽ thuyên giảm
B52/AMPI-COL pha với nước theo tỷ lệ nhất định rồi cho gà đá uống, triệu chứng khò khè sẽ thuyên giảm

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh khò khè ở gà đá rất hay

Bên cạnh dùng thuốc kháng sinh, đá gà SV388 còn chia sẻ một số bài thuốc dân gian được áp dụng cho gà đá bị khò khè đem lại hiệu quả. Các sư kê cùng tham khảo các thông tin dưới đây:

Dùng gừng cho chiến kê uống: Vào mỗi buổi sáng và buổi trưa, sử dụng gừng đập nhuyễn cho vào nước của gà, rồi để chiến kê uống. Khoảng 2-3 ngày sau đó, tình trạng gà đá bị khò khè có dấu hiệu thuyên giảm.

Sử dụng tỏi cho gà uống: Bên cạnh gừng, sư kê có thể thay thế bằng tỏi cũng đem lại hiệu quả rõ rệt, triệu chứng khó thở, khò khè ở gà không còn nữa. Dùng 100g tỏi giã nhuyễn ngâm với 10 lít nước trong vòng 30 phút rồi cho gà uống. Còn xác tỏi, bạn có thể trộn cùng thức ăn cho chiến kê ăn.

Cách chữa gà đá bị khò khè bằng lá trầu không: Cách thực hiện rất đơn giản, dùng lá trầu không vò nát hoặc giã nát, trộn cùng với 1 ít muối, sau đó cho gà uống. Cứ kiên trì thực hiện bài thuốc dân gian này thì gà bị khò khè, khó thở cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian này chỉ áp dụng gà đá bị khò khè ở giai đoạn nhẹ. Đồng thời, sư kê nuôi gà đá số lượng ít thì thực hiện cách này phù hợp, nếu số lượng nhiều thì khó mà hiệu quả.

Dùng tỏi chữa khò khè ở gà đá tốn ít chi phí mà hiệu quả bất ngờ
Dùng tỏi chữa khò khè ở gà đá tốn ít chi phí mà hiệu quả bất ngờ

Các biện pháp phòng chống bệnh khò khè ở gà đá 

Đã là sư kê chẳng ai mong muốn chiến kê mắc bệnh, ảnh hưởng tới hiệu suất kinh tế. Do đó, vẫn là phương án phòng bệnh hơn chữa bệnh gà đá bị khò khè. 

Dưới đây, đá gà SV388 chia sẻ một số biện pháp phòng chống bệnh khó thở, khò khè ở gà, giúp “chiến binh| luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt nhất. 

  • Chuồng trại cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, định kỳ nhớ phun thuốc sát khuẩn diệt vi khuẩn gây mầm bệnh. 
  • Khi trời trở gió hay thời tiết lạnh cần che chắn chuồng trại kỹ và nhớ thắp lên bóng điện ở chuồng gà. 
  • Khi gà đá thi đấu về xong, sư kê nhớ làm sạch thân thể chiến binh. Bạn nhớ lấy đờm dãi, máu tụ bên trong miệng, lau sạch sẽ. Đồng thời cung cấp cho gà đá thức ăn để lấy lại sức, om bóp cho chiến binh khỏe mạnh trở lại. 
  • Trong quá trình nuôi, nhớ theo dõi và quan sát thật kỹ để phát hiện bệnh ở gà đá để từ đó lên phương án điều trị cho hợp lý, hiệu quả. 
  • Thêm vào đó, sư kê nhớ tiêm vắc xin đầy đủ cho gà đá theo quy định của cơ quan thú y. 

Tới đây chắc chắn bạn đã có nhiều thông tin hữu ích về gà đá bị khò khè. Đá gà SV388 hi vọng qua bài viết này sư kê có các kiến thức, kinh nghiệm nhận diện chiến binh mắc bệnh và lên phương án chữa trị cho hiệu quả. Sự chăm sóc, huấn luyện bài bản, chắc chắn bạn sẽ sở hữu chiến binh bất bại trên sàn đấu.